Banner top Banner top

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ?

Quảng Thị Ngọc Hương
Th 7 25/11/2023

Hăm tã là một vấn đề xảy ra phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ do khu vực da tiếp xúc với tã dễ bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Vì thế mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn xem nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm để giảm nhẹ tình trạng này cho bé. Trong bài viêt lần này, cùng 23h.Shop tìm hiểu xem đâu là cách làm hiệu quả nhất nhé!

Tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì?

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến mà bé có thể phải đối mặt bất cứ khi nào trong quá trình mặc tã. Đây là một vấn đề da liễu khi da bé có mẩn đỏ, có thể đi kèm với sưng, tổn thương, thường xuất hiện trên vùng mông, đùi, và bộ phận sinh dục của bé. Da của bé trong tình trạng hăm cũng có thể mất đi tính đàn hồi và độ săn chắc khi chạm vào.

Tình trạng hăm tã ở trẻ em

Tình trạng hăm tã ở trẻ em

Nguy cơ phát triển hăm tã ở trẻ em thường thay đổi theo độ tuổi. Trẻ dưới 12 tháng tuổi đặc biệt dễ bị hăm tã nhất do tần suất bé đi vệ sinh nhiều. Làn da của trẻ sơ sinh có đặc điểm mỏng manh, có độ pH cao hơn và dễ bị kích ứng hơn, làm tăng nguy cơ mắc hăm tã.

Xem ngay: Review kem chống hăm cho trẻ sơ sinh mà mẹ bỉm nào cũng cần biết

Nguyên nhân nào gây ra hăm tã ở trẻ?

Làn da nhạy cảm

Da của trẻ sơ sinh mỏng hơn so với người lớn rất nhiều, vì thế nên rất nhạy cảm với những kích thích bên ngoài. Dù chỉ là sự tiếp xúc với khăn ướt hay tã, những yếu tố này cũng có thể tạo điều kiện cho việc phát sinh hăm tã. Ngoài ra, các thành phần có trong bột giặt và dầu xả mà mẹ sử dụng để giặt quần áo cũng có thể làm kích thích làn da nhạy cảm của trẻ, gây ra tình trạng hăm tã.

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ nhỏ

Do thức ăn không phù hợp

Hăm tã ở trẻ thường có thể xuất hiện do thức ăn không phù hợp, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Giai đoạn này bé thường được cha mẹ cho ăn các loại đồ ăn mới, và một số loại thức ăn có thể không phù hợp với cơ thể nhạy cảm của trẻ. Thức ăn mới có thể thay đổi thành phần nước tiểu hoặc phân của trẻ, đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ra chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Việc chú ý và điều chỉnh chế độ ăn dặm của bé có thể giúp giảm nguy cơ phát sinh hăm tã.

Do vấn đề vệ sinh cho bé

Vấn đề vệ sinh cũng là một nguyên nhân khác gây hăm tã ở trẻ sơ sinh. Để da bé tiếp xúc với tã bẩn trong thời gian dài có thể tạo ra một môi trường ẩm ướt và ấm, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây hăm tã. Điều quan trọng là duy trì vệ sinh kỹ lưỡng, thường xuyên thay tã, lau sạch và để da bé được khô ráo để giảm nguy cơ hăm tã.

Xem ngay: Có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh không? Có an toàn không?

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ

Chuyên gia khuyến cáo rằng khi trẻ bị hăm tã, không nên sử dụng phấn rôm vì nó có thể tắc nghẽn lỗ chân lông. Thay vào đó, mẹ có thể chọn sử dụng kem chống hăm, nhưng quan trọng nhất là đảm bảo da bé được làm sạch và khô trước khi sử dụng kem.

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm?

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm?

Nhiều phụ huynh thường hay thoa phấn rôm sau khi tắm cho trẻ, với niềm tin rằng nó có thể làm mát da và ngăn chặn sự phát ban và hăm tã. Tuy nhiên, so với kem trị hăm tã, phấn rôm có thể làm cho da khó thoát ẩm hơn, có thể gây ngứa và khiến tình trạng hăm tã trở lại. Do đó, lựa chọn sử dụng kem chống hăm là một giải pháp tốt hơn cho bé.

Bên cạnh việc chú ý đến việc sử dụng kem chống hăm hay phấn rôm, quan trọng nhất là mẹ cần giữ cho bé luôn sạch sẽ. Không sử dụng cùng một loại kem trị hăm cho nhiều bé và đảm bảo da bé tiếp xúc với không khí trước khi áp dụng kem. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và tình trạng hăm tã có thể nhanh chóng lành lại khi được điều trị đúng cách.

Nên dùng kem chống hăm thay vì phấn rôm

Nên dùng kem chống hăm thay vì phấn rôm

Xem ngay: Mách bạn 3+ loại sữa tắm cho bé da nhạy cảm hot nhất hiện nay

Khi nào nên đưa trẻ bị hăm tã đến bác sĩ thăm khám?

Không cần quá lo lắng về tình trạng hăm tã ở trẻ em, vì đây là một vấn đề phổ biến và thường sẽ nhanh chóng cải thiện nếu cha mẹ thực hiện chăm sóc đúng cách, đặc biệt là với sự hỗ trợ của kem chống hăm tã dạng dầu. Tuy nhiên, nếu sau vài ngày mà tình trạng hăm tã không giảm đi, vết ban lan rộng ra ngoài vùng quấn tã, da bị tổn thương nặng, xuất hiện lở loét, và đặc biệt là nếu bé có triệu chứng sốt hoặc không sốt, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nhiễm trùng.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ để trị hăm tã

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ để trị hăm tã

Trong trường hợp tình trạng không thuyên giảm hoặc nặng hơn, nên đưa trẻ đến thăm bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng của bé và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời loại bỏ nguyên nhân gây hăm tã và giúp bé phục hồi nhanh chóng.

Trên đây là bài viết của 23h.Shop nói về tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh và đặc biệt là so sánh xem các bậc phụ huynh nên sử dụng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ. Hy vọng thông qua bài vueets này, các bậc cha mẹ sẽ có cách lựa chọ mỹ phẩm cho mẹ & bé hiệu quả nhất

Xem ngay: TOP 5+ loại sữa tắm cho bé viêm da cơ địa an toàn, hiệu quả nhất 2023