Banner top Banner top

Mách mẹ cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đơn giản đúng cách NHẤT

Quảng Thị Ngọc Hương
Th 2 26/06/2023

Để đảm bảo bé luôn thoải mái và thoát khỏi những phiền toái về bỉm, các bà mẹ cần phải nắm vững kiến thức thay và cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh một cách tốt nhất. Dưới đây, 23H Shop sẽ hướng dẫn cho bạn. Hãy cùng tham khảo để có thể chăm sóc bé yêu của mình tốt nhất nhé!

Khi nào mẹ nên thay bỉm cho bé? 

Khi chăm sóc em bé mới sinh, cha mẹ cần lưu ý thay bỉm cho bé đều đặn sau khoảng 2-3 giờ, nếu bé đại tiện thì cần thay ngay. Trong tháng đầu tiên, nên sử dụng tã giấy thay cho bỉm và sau đó có thể dùng bỉm. 

Cần lựa chọn loại bỉm/tã giấy phù hợp với cân nặng của bé và nên mua số lượng lớn để sẵn trong nhà. 

khi-thay-bim-can-ve-sinh-vung-kin-cho-be

Khi thay bỉm, cần vệ sinh vùng kín cho bé bằng giấy vệ sinh mềm, nước ấm và sữa tắm bé 

Cha mẹ cần thay tã/bỉm cho bé thường xuyên và giữ cho vùng mặc tã luôn sạch sẽ, khô - mát để phòng ngừa hăm da. Lưu ý đặt bé trong tầm tay khi chăm sóc bé để tránh gián đoạn công việc của mình và tránh để bé lại một mình trên bàn thay tã hoặc giường. 

Ngoài ra, cần rửa tay bằng xà phòng trước khi thay bỉm cho bé và chọn nơi kín gió. Bố mẹ cần đặt nửa phần bỉm gần mình lên trước che trong lúc thoa kem để phòng khi bé "vọt cầu vồng". Thời gian thay bỉm khoảng 25 giây mỗi lần và nên chọn loại bỉm/tã giấy phù hợp với bé. 

Xem ngay: Hướng dẫn cha mẹ cách cai bỉm cho bé đơn giản nhất

Hướng dẫn thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách 

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về trình tự 4 bước để các bậc phụ huynh tham khảo và học cách thay tã cho bé.

Bước 1: Chuẩn bị

Đầu tiên, bạn cần rửa sạch và lau khô tay. Sau đó, chuẩn bị sẵn tã/bỉm sạch, tấm vải lót, giấy ướt hoặc khăn ướt sạch, kem bôi chống hăm.

chuan-bi

Chuẩn bị 

Bước 2: Cởi tã bẩn cho bé

Khi bắt đầu thay tã/bỉm cho bé, bạn nên trò chuyện và cưng nựng bé để bé có thể sẵn sàng. Vừa nựng bé, vừa nhẹ nhàng cởi quần cho bé.

Nếu mông bé bị dính phân hay nước tiểu, bạn có thể dùng tã đó để lau sạch rồi gấp đôi chiếc tã bẩn.

Sau đó, nhẹ nhàng nhấc mông của bé lên rồi rút tã bẩn ra, cuộn gọn tã bẩn và đặt ở vị trí xa tầm tay của bé.

coi-ta-ban-cho-be

Cởi tã bẩn cho bé 

Xem ngay: Đánh giá các loại bỉm cho trẻ sơ sinh tốt mẹ nên cần biết

Bước 3: Vệ sinh cho bé

Với bé gái: bạn dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau cho bé từ phía trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Tiếp đó, bạn gấp khăn lại để lấy mặt sạch và lau các kẽ, nếp gấp rồi nâng chân bé lên để lau sạch phần mông. Khi đã lau xong, bạn để khăn ướt bẩn vào chỗ tã bẩn.

Với bé trai: khi lau rửa cho bé, bạn nên dùng khăn phủ lên vùng kín của bé để bé không tè ngược lên trên tràn ra ngoài hoặc vọt vào mặt. Sau đó, bạn lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của bé. Nếu bé trai mới được cắt bao quy đầu, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì bé cần được vệ sinh theo cách khác khi thay tã.

ve-sinh-cho-be

Vệ sinh cho bé 

Mỗi khi thay tã giấy cho bé mới sinh, mẹ nên dùng một miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế lau sạch các mảng bám cứng, chất nhầy tại nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với da. Đến khi dây rốn rụng hẳn thì mẹ mới lau cho bé bằng khăn.

Bước 4: Thay tã mới

Sau khi vệ sinh cho bé xong, mẹ cần thay tã mới cho bé. Đầu tiên, mẹ nên bố trí tấm vải lót và đặt tã mới trên đó. Tiếp đó, bạn đặt bé lên tã mới và nhẹ nhàng sắp xếp tã cho bé. Đảm bảo rằng tã vừa vặn với mông của bé, không quá chặt hoặc quá rộng. Nếu tã quá chặt, nó sẽ gây khó chịu cho bé và dễ làm hở da. Nếu tã quá rộng, bé sẽ dễ bị rò rỉ.

thay-ta-moi

Thay tã mới 

Sau khi đặt tã mới cho bé, mẹ nên bôi kem chống hăm lên vùng da mông bé để giúp bảo vệ da mông khỏi hăm. Đặc biệt là khi bé thường xuyên tiểu hoặc bị tiêu chảy, da mông sẽ dễ bị hăm.

Sau khi hoàn thành thay tã cho bé, mẹ nên vứt tã cũ, vải lót vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ. Điều này giúp giữ cho bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.

*Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho bé, luôn giữ bé trong tầm mắt của bạn khi thay tã và không bao giờ để bé ở trên bàn thay tã một mình. Ngoài ra, bạn nên thay tã cho bé thường xuyên để giữ cho bé luôn khô ráo và sạch sẽ.

Xem ngay: Cách chọn size bỉm cho bé theo độ tuổi và cân nặng đơn giản nhất

Lưu ý trong cách thay bỉm cho bé sơ sinh

luu-y-trong-cach-thay-bim-cho-be-so-sinh

Lưu ý trong cách thay bỉm cho bé sơ sinh

Đóng tã cho bé trai: Các bà mẹ cần chú ý đến vùng kín của con trai khi đóng tã. Khi đóng tã cho bé trai, hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi bé tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Bên cạnh đó, các bé trai thường ướt ở phần trước của tã, vì vậy khi mua, mẹ nên lựa chọn loại tã có lớp lót thêm ở phía trước. 

Đóng tã cho bé gái: Đặc điểm của bé gái khi đi tiểu thường là ướt ở giữa hoặc phía sau của tã, vì vậy mẹ cần chọn loại tã có độ dày tập trung ở vị trí bé tiểu nhiều nhất.

Cách đóng tã để bé thoải mái:

  • Lựa chọn loại tã có đáy bằng vải, không quá dày ở phần đùi để bé luôn cảm thấy thoải mái.

  • Chọn kích cỡ phù hợp với tuổi của bé để tã không bị rạn và hằn lên bụng và đùi của bé.

  • Hiện nay, các loại tã đều có phần dán rất chắc, vì vậy các bà mẹ không cần dùng kim băng để cài tã cho bé, bởi nếu làm như vậy có thể làm bé bị đau.

Mong rằng với hướng dẫn đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đầy đủ và chính xác như 23H Shop đã trình bày ở trên, việc chăm sóc bé sẽ dễ dàng hơn đối với các bà mẹ. Ngoài việc thực hiện đóng bỉm đúng cách, các bà mẹ cũng cần lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho bé của mình nhé!

Xem ngay: Review Top các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay

Tác giả: Huy Vũ

Huy Vũ phụ trách viết bài chuyên môn chia sẻ kiến thức với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm dành cho mẹ và bé. Với các bài chia sẻ, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Số điện thoại: 0901472323
Địa chỉ: 423 Hương Lộ 3, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh