Làm thế nào chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách? Chăm sóc trẻ sơ sinh sau mổ
Hà Mã Tím
Th 7 21/08/2021
Sau khi bé chào đời, ngoài vấn đề ăn uống cha mẹ còn phải quan tâm đến chăm sóc trẻ sơ sinh. Vì chỉ ăn uống không mà không chăm sóc cẩn thận, đúng cách bé nhà bạn vẫn có thể bị mắc bệnh hay gặp bất cứ vấn đề sức khỏe khác. Và để có được kiến thức chính xác và đầy đủ cách chăm sóc trẻ em sau sinh được hiệu quả, chúng tôi đã đưa ra cách chăm sóc bé của một số trường hợp thường gặp nhất mà mẹ không nên bỏ qua.
Không giống với những em bé sinh thường, trẻ sinh mổ thường phải chịu nhiều vấn đề sức khỏe như khả năng phát triển hệ vi sinh trong đường ruột kém, hệ miễn dịch yếu, dễ bị dị ứng, hen suyễn, chàm sữa, thở khò khè, khóc nhiều, hay phải đi khám, chậm phát triển, tay chân không được lanh lẹ, linh hoạt và khả năng tập trung kém. Cũng vì thế mà việc chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần phải cẩn thận và biết cách. Để giúp cho trẻ sinh mổ có được sức khỏe tốt, mẹ có thể tham khảo các gợi ý chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách dưới đây:
1. Chăm sóc trẻ sơ sinh sau mổ
1.1. Tăng cường bú sữa mẹ
Với trẻ sơ sinh thì không có gì bổ dưỡng và tốt hơn sữa mẹ. Nhờ có sữa mẹ, bé có thể phát triển hệ miễn dịch cùng hệ vi sinh trong đường ruột với các vi khuẩn có lợi: Lactobacilli, Bifidobacteria… Thêm nữa, bé còn được cung cấp thêm vitamin cùng các loại khoáng chất tốt cho cơ thể.
1.2. Khả năng vận động cơ thể
Sau khi sinh mổ, không chỉ có cơ thể mẹ là chịu nhiều mệt mỏi mà ngay cả em bé mới sinh cũng sẽ có những vấn đề bất ổn như đi lại khó khăn hay khó giao tiếp. Lúc này, mẹ cần phải chăm sóc và đợi tới lúc bé đã được 7 đến 8 tháng thì cho tập bám, vịn và đi. Tuy nhiên, thời điểm tập vận động này cũng không nên diễn ra quá sớm vì sức khỏe của bé còn yếu và dễ bị thương.
1.3. Kích thích xúc giác
Việc sinh mổ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động và ngôn ngữ của trẻ mà còn làm giảm khả năng cảm nhận. Biểu hiện thường thấy ở những trẻ này là mút tay, cắn đồ chơi… dù đã được 3 tuổi. Do đó, để giải quyết vấn đề này, mẹ nên cho bé chơi với cát, nước…, quấn khăn sau khi tắm cho bé và cho bé tiếp xúc, chơi đùa cùng các bé khác. Chúng sẽ giúp cho trẻ có lại được độ mẫn cảm tốt hơn.
1.4. Đảm bảo dinh dưỡng
Chắc chắn rằng loại thực phẩm có được nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể trẻ sơ sinh nhất chính là sữa mẹ. Cho nên, mọi việc làm của mẹ đều có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa và sức khỏe của bé. Nên việc ăn uống hằng ngày đều cần phải chú ý, đặc biệt là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Còn với những mẹ bị tình trạng thiếu sữa thì nên bổ sung một số món: chân giò hầm, đu đủ xanh, rau ngót, ngó sen, khoai lang… giúp tăng lượng sữa.
1.5. Thường xuyên tiêm phòng
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, bên cạnh chế độ ăn uống thì mẹ cũng cần nắm được lịch phòng ngừa định kỳ. Điều này sẽ giúp cho trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề bất thường vẫn có thể xảy ra nên mẹ cũng nên theo dõi sức khỏe của bé cẩn thận.
2. Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng
Khác với trẻ thiếu tháng, bé đủ tháng sẽ khỏe mạnh hơn và việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn. Với trường hợp này, mẹ chỉ cần nắm được cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z sau:
- Luôn mặc ấm cho bé bằng mũ mềm, tất chân, tất tay, quần áo ấm làm bằng bông. Nhưng cần chú ý không mặc quá kín vì sẽ gây ngộp, khó thở, nóng và phát sốt. Mẹ nên ôm bé vào lòng để truyền hơi ấm và tình cảm của mẹ và cũng để cho mối liên kết mẹ con được thắt chặt.
- Cho bé bú sữa nhiều và sớm vì nguồn sữa non lúc đầu sẽ cung cấp được nhiều dinh dưỡng, năng lượng hơn: protein, vitamin A, chất kháng khuẩn hỗ trợ hệ miễn dịch…
- Thường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho bé bằng nước ấm (khoảng 32 đến 34 độ C) trong nhiệt độ phòng vào khoảng 28 độ. Nếu có thể thì tắm luôn cho trẻ sau khi mới sinh. Khi tắm cho bé nên lau rửa nhẹ nhàng, không làm mạnh vì bé vẫn còn yếu nên sẽ đau hoặc bị thương, không dùng loại xà phòng chứa nhiều chất kiềm, không cho xà bông trực tiếp lên da bé vì sẽ làm ảnh hưởng đến da. Và luôn lau khô người và mặc quần áo ấm ngay sau khi tắm để không bị nhiễm lạnh.
- Mỗi ngày nên dùng nước muối sinh lý hay Tobrex để vệ sinh phần mắt cho bé trong tuần đầu tiên.
- Phải chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách: tối thiểu phải rửa rốn cho bé mỗi ngày một lần bằng chlorhexidine hay iode 0,5%. Khi rốn bé bị dính bẩn phải vệ sinh ngay. Không băng quá chặt mà nên để hở để tránh nhiễm trùng.
- Bổ sung vitamin K và vitamin D cho trẻ
3. Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Vào thời điểm nắng nóng như mùa hè, dù bé sẽ tránh được tình trạng nhiễm lạnh nhưng những vấn đề về da hay tăng thân nhiệt là vẫn có thể xảy ra. Cho nên, mẹ sẽ cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cho đúng.
- Vì trời nóng nên cha mẹ thường sẽ bật điều hòa cho mát. Nhưng cơ thể trẻ còn non nớt và chưa thể tự điều hòa nhiệt độ cơ thể bản thân nên cha mẹ cần lưu ý: không để nhiệt độ máy lạnh quá thấp, chỉ nên để trong khoảng 26 đến 28 độ, khi nằm trong phòng bật máy lạnh, cần mặc đầy đủ quần áo ấm cho bé, không cho bé nằm cùng với hướng gió thổi ra của máy, không nên vừa dùng điều hòa vừa dùng quạt và không đột ngột đi ra và đi vào để tránh cho trẻ bị sốc nhiệt.
- Không nên tắm quá nhiều lần trong một ngày vì sẽ làm giảm khả năng bảo vệ da tự nhiên của trẻ. Khi tắm thì mẹ nên dùng nước ấm, nhiệt độ trong phòng tắm cũng phải ấm, không bị lùa gió. Hơn nữa, bản thân mẹ trước khi chăm sóc, tiếp xúc với bé đều cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và để móng tay gọn gàng, không quá dài. Nếu sử dụng xà phòng tắm thì nên chọn loại phù hợp với da bé.
- Khi bé đổ mồ hôi thì cha mẹ nên lấy khăn thấm nhẹ cho bé, nhất là những chỗ như cổ, lưng, bẹn, khuỷu tay, khuỷu chân, mông để hạn chế rôm sảy.
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè khác chính là làn da nhạy cảm của bé là điều mẹ cũng cần quan tâm: thường xuyên kiểm tra tã và thay khi đã gần đầy hoặc rửa lại sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, hăm tã. Nên cho trẻ tắm nắng 30 phút mỗi sáng (6h30-7h30) và chọn những trang phục rộng rãi, có thể thấm mồ hôi.
- Bên cạnh đó, dù là mùa nào thì vi khuẩn đều có thể sinh sôi và tấn công vào hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ nên mẹ cần cho trẻ bú nhiều sữa mẹ và theo dõi mọi chuyển biến, thay đổi của bé khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè.
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Vì thời tiết mùa đông thường rất lạnh nên việc mẹ cần quan tâm đầu tiên sẽ luôn là ủ ấm cho bé. Để việc giữ ấm được tốt, mẹ nên cho bé mặc đồ bó bên trong trước rồi mới mặc thêm lớp áo khoác bên ngoài. Tuy nhiên, khi chọn đồ, mẹ nên lựa những bộ quần áo mềm, nhẹ, dễ thấm hút vì khả năng bé đổ mồ hôi là có thể xảy ra. Làm như vậy trẻ không những được thoải mái, ấm áp mà còn không bị nóng. Bên cạnh đó, dùng thêm bao tay, tất chân để giữ ấm.
Da dẻ vào mùa đông thường dễ bị khô do thời tiết khô hanh và lạnh, đặc biệt là làn da chưa được cứng cáp của trẻ nên mẹ cũng cần phải bảo vệ da bé. Không chỉ có da mà đường hô hấp cũng rất quan trọng. Nếu mẹ không làm đúng, bé có thể bị sổ mũi, ngạt mũi, khó thở dẫn tới biếng ăn, hay khóc. Vì vậy, cha mẹ phải vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày bằng nước muối sinh lý ấm và che chắn phần mũi để tránh gió lùa mỗi khi ra đường.
5. Kết luận
Với các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh trên đây, cha mẹ đã có thể biết mình nên làm gì và không nên làm gì khi thời tiết thay đổi hay khi bé bị bệnh. Từ đó, bé sẽ được chăm sóc đúng, kỹ càng hơn, hạn chế được tình hình nguy hiểm và trẻ sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh để vui chơi và phát triển.
HỆ THỐNG CỬA HÀNG SỮA VÀ ĐỒ CHƠI 23H+ cam kết cung cấp các sản phẩm tốt nhất và đúng giá.
Đội ngũ hơn 10 năm kinh nghiệm trong nhập khẩu và phân phối sữa, các sản phẩm dành cho mẹ và bé.
Đa dạng mặt hàng: sữa, bỉm, đồ chơi, sữa bầu cho mẹ,..
Quý khách cần tư vấn miễn phí xin liên hệ:
Hotline: 090.147.2323
Fanpage: https://fb.com/shop23h
Website: https://23h.shop
Cửa hàng: 423 Hương Lộ 3, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh